Cách làm lab hiệu quả tốt

Cách làm lab hiệu quả tốt là một vài nguyên tắc Thầy Long gửi đến Em, đọc chơi nhé. Những cái không quá xa lạ và cũng không khó để thực hiện.


Cách làm lab hiệu quả tốt


Lỗi khi thực hiện coding : code xong đừng mong chạy được

Đơn giản là khi coding Em sẽ gặp lỗi rất nhiều đó. Diễn tả suy nghĩ của mình vào máy thì thường là không đúng ngay được. Ví dụ như các lỗi về giải thuật  rồi lỗi viết sai công thức, lỗi chưa khai báo biến, lỗi gọi sai tên hàm, lỗi do gõ nhầm, gõ sai cú pháp, lỗi lưu file không đúng vị trí, lỗi sai kiểu dữ liệu…cả trăm ngàn lý do Em ơi.

Nhưng sửa lỗi nói chung là không khó, chỉ cần để ý các thông báo lỗi, rồi chỉnh lại cho chính xác. Để có kỹ năng sửa lỗi và sửa nhanh thì Em cần làm lab để  luyện tập.

Làm lab để rèn kỹ năng sửa lỗi

Làm lab không chỉ đơn thuần là rèn luyện kỹ năng, khẳng định kiến thức. Một trong những hoạt động quan trọng khi làm lab là rèn luyện kỹ năng sửa lỗi. Bằng cách đọc các thông báo, phán đoán và truy tìm nguyên nhân lỗi…Em sẽ dần nâng cao tay nghề. Hehe

Review và phát triển lab

Để việc làm lab có kết quả tốt hơn, một hoạt động quan trọng, rất quan trọng đó là review trước khi nộp. Bài lab này mình đã làm những gì, chỗ nào hay? Chỗ cần ghi nhớ? Chỗ nào chưa rõ? Có thể cải thiện gì để được kết quả tốt hơn? Qua những câu tự hỏi như thế, Em sẽ thấy có nhiều hơn là những con chữ khô cứng. Thường thì trong các lab, Em nên làm nhiều hơn yêu cầu, phần làm thêm đó giúp Em có nhiều kết quả và hứng thú hơn trong học tập đó.

Cách hạn chế lỗi và xử lý lỗi

Làm sao để hạn chế các lỗi khi coding? Thứ nhất là Em hãy chú ý tới các cú pháp cơ bản, không thông cái này thì thường gặp khó đó , hãy xem các ví dụ sau

<script>
sinhvien = {
    ho: "Nguyễn văn",
    ten: "Tèo",
    emails: ["meomeo@gomeo.com",  "teonv@gmail.com" ]
}

function Khachhang(ht, dc, em){
    this.ho = ht;
    this.ten= dc;
    this.email= em;
}
</script>

Ví dụ trên là 2 code liên quan đến việc định nghĩa đối tượng trong javascript, trong sinhvien dùng các dấu phẩy  (, ) để phân cách các thành phần, mỗi thành phần dùng dấu hai chấm ( : ) để diễn tả thông tin, trong khi trong Khachhang thì dùng các dấu chấm phẩy và dấu = . Nếu không để ý thì dễ diễn tả sai.

Thứ hai , để hạn chế lỗi, cần phải nhất quán trong khai báo và sử dụng các biến. Tên biến thế nào phải dùng chính xác như khai báo từ đầu đến cuối. Hình dưới là minh họa 1 trường hợp một em sinh viên tìm mãi không ra lỗi.

Thứ hai , cần biết cách đọc các thông báo lỗi, để biết sửa. Nếu ai đã từng học PHP thì lỗi đại loại như hình dưới dễ gặp lắm. Fatal Error tức là lỗi nghiêm trọng, SQL syntax cho biết lỗi liên quan đến câu lệnh SQL. Vị trí lỗi có liên quan đến dìng 25 trong file pdo.php và dòng 67 trong file index.php. Bạn thấy thông báo  cả nùi như thế mà không đọc mà tự tìm lỗi thì còn khó hơn công an truy tìm tội phạm. Hehe

Thứ ba, Em cần chú ý cách xử lý của Thầy, của bạn khi khi được giúp đỡ. Xem cách họ xử lý, hỏi về nguyên nhân lỗi, Em sẽ rút được kinh nghiệm.

Sự trợ giúp từ bạn, Thầy Cô

Chú ý là không xin lab của bạn nhé, cũng không mượn bài “để tham khảo”. Mỡ ngay miệng mèo đâu dễ bỏ. Hehe. Làm lab để luyện kỹ năng, không làm mà lấy bài của bạn nộp thì sau này đi làm sẽ sao đây?

Tuy vậy khi làm lab, nếu bị lỗi tùm lum mà sửa mãi không ra, Em hãy dùng đến sự hỗ trợ của bạn và Thầy Cô. Hãy hỏi họ để được giúp đỡ sửa lỗi mà làm tiếp.  Hỏi bài để làm thì được, chứ không “mượn” để nộp nhé.

Giúp bạn làm lab

Cũng có khi Em giúp bạn sửa lỗi. Tốt quá, khi bạn hỏi hãy giúp sữa lỗi (không đưa bài của mình nhé. Một lần giúp bạn sửa lỗi, giải thích cho bạn khái niệm, cách xử lý vấn đề thì Em càng rèn luyện thêm tay nghề cho mình.

Chịu lỳ ngồi code

Một trong những điều quan trọng đây:  Chịu lỳ. Để hoàn thành 1 bài lab hoặc cả dự án sau này, cần phải thực hiện rất nhiều việc nhỏ, cả núi công việc đó. Kèm theo là xử lý hàng đống bug phát sinh.  Chịu khó tìm hiểu xử lý, thì dần dần công việc mới xuôi và xong được Đừng thấy nhiều mà ngán. Em yêu vấu ?

Thầy vừa tâm sự với Em một số cách làm lab hiệu quả tốt. Chịu khó sửa lỗi, để ý các cú pháp căn bản, quan sát các thông báo lỗi từ hệ thống để đoán nguyên nhân, review lại lab đã làm, hỏi bạn hỏi thầy, giúp bạn sửa lỗi… Cứ thế sẽ giỏi hồi nào không biết 🙂 Chào Em nhé

Xem thêm thì nhắp vào đây nhé: Tâm sự về chuyện học