Xử lý ngoại lệ trong javascript tức là kiểm soát các lỗi có thể phát sinh trong quá trình code javascript thực thi.
Các lỗi do dữ liệu không hợp lệ, không tồn tại các đối tượng triệu gọi và nhiều lỗi khác…khi xảy ra sẽ được xử lý, hiển thị thông báo thân thiện nếu bạn biết cách bắt lỗi và xử lý.
1. Xử lý ngoại lệ trong javascript
Javascript có cấu trúc try – catch – finally giúp bạn quản lý các lỗi có thể phát sinh trong quá trình code code javascript thực thi. Cú pháp như sau:
try {
//Code được quản lý lỗi, nếu có lỗi trong vùng này thì trình
// duyệt sẽ nhảy vào khối catch
}
catch(err) {
//khối lệnh ở đây sẽ chạy khi có lỗi xảy ra trong vùng try
}
finally {
Khối code thực thi sau cùng , dù có lỗi hay không
}
2. Sử dụng try – catch – finally
Khi muốn bắt lỗi trong javascript bạn thực hiện như sau:
- Dùng try để bao lấy các lệnh xử lý nghiệp vụ
- Dùng catch để bao lấy các lệnh sẽ xử lý khi có lỗi xảy ra trên vùng try, ví dụ như hiện thông báo hay chuyển qua trang khác…
- Dùng finally để bao lấy các lệnh được chạy sau khi kết thúc các mệnh đề try – catch, bất kể có ngoại lệ xảy ra hay không. Tuy nhiên phần finally này có thể bỏ qua nếu bạn không cần dùng.
Sau đây là ví dụ 1 về dùng try catch để bắt lỗi và hiển thị lỗi ra trang web
<p id="thongbao"></p>
<h2>Những mảng công việc sinh viên ngành web có thể làm</h2>
<script>
try {
document.write("<p>Lập trình website</p>");
document.wrote("<p>Vận hành website</p>");
document.write("<p>Phát triển website</p>");
}
catch(err){
document.getElementById("thongbao").innerHTML="Lỗi nè:"+ err.message;
}
</script>
3. Dùng lệnh throw khi bắt lỗi
Khi xử lý ngoại lệ trong javascript , bạn có thể dùng lệnh throw . Lệnh này cho phép bạn tạo ra 1 lỗi với nội dung thân thiện theo ý muốn. Nội dung lỗi có thể là 1 string, 1 số, boolean hoặc 1 object. Ví dụ :
throw "Điểm lớn dữ vậy bạn"; // tạo lỗi với nội dung là string
throw 500; // tạo lỗi với nội dung là số
Sau đây là ví dụ 2 về cách dùng try … cach với lệnh throw
<body>
<h4>Nhập tuổi từ 6 đến 18:</h4> <input id="tuoi">
<button type="button" onclick="tinh()"> OK </button>
<div id="msgTuoi" style="color:red"></div>
</body>
<script>
function tinh() {
msg = document.getElementById("msgTuoi");
msg.innerText = "";
t = document.getElementById("tuoi").value;
try {
if(t == "") throw "Sao không nhập tuổi vậy trời";
if(isNaN(t)) throw "Trời ơi! Tuổi mà sao nhập chữ?";
t = Number(t);
if(t < 6) throw "Tuổi nhỏ quá, nhập lại đi";
if(t > 18) throw "Tuổi lớn vậy! Nhặp lại nhé";
}
catch(err) {
msg.innerHTML = "Lỗi: " + err;
}
}
</script>
Ví dụ 3: Dùng finally
<body>
<h4>Nhập tuổi từ 6 đến 18:</h4> <input id="tuoi">
<button type="button" onclick="tinh()"> OK </button>
<div id="msgTuoi" style="color:red"></div>
</body>
<script>
function tinh() {
try {
t = document.getElementById("tuoi").value;
if(t == "") throw "Sao không nhập tuổi vậy trời";
if(isNaN(t)) throw "Trời ơi! Tuổi mà sao nhập chữ?";
if(Number(t) < 6) throw "Tuổi nhỏ quá, nhập lại đi";
if(Number(t) > 18) throw "Tuổi lớn vậy! Nhặp lại nhé";
document.getElementById("msgTuoi").innerHTML = "OK Thanks you";
}
catch(err) { document.getElementById("msgTuoi").innerHTML = err; }
finally {
document.getElementById("tuoi").focus();
//document.getElementById("tuoi").select();
}
}
</script>
4. Đối tượng Error
Trong JavaScript có sẵn đối tượng Error chứa các thông tin về lỗi vừa xảy ra. Bạn có thể dùng đối tượng này trong tham số của phần catch. Đối tượng error có 2 thuộc tính name và message . Name là tên (loại) lỗi còn message là nội dung lỗi.
Property | Description |
---|---|
name | Tên lỗi |
message | Nội dung lỗi |
Các tên (loại) lỗi trong error
Các giá trị (loại lỗi) trong thuộc tính name có thể có:
Error Name | Description |
---|---|
RangeError | Một giá trị số đã bị “out of range” |
ReferenceError | Lỗi reference, ví dụ tham chiếu đến 1 biến chưa khai báo. var x=y+1; (mà y chưa có) |
SyntaxError | Lỗi cú pháp lệnh |
TypeError | Lỗi về kiểu dữ liệu. Ví dụ : var n=1; n.toUpperCase(); |
URIError | Lỗi liên quan đến việc xử lý địa chỉ url trong javascript |
<body>
<h4>Nhập tuổi từ 6 đến 18:</h4> <input id="tuoi">
<button type="button" onclick="tinh()"> OK </button>
<div id="msgTuoi" style="color:red"></div>
</body>
<script>
function tinh() {
try {
t = document.getElementById("tuoi").value;
if(t == "") throw {'name':'Không nhập dữ liệu','message':"Sao không nhập tuổi vậy trời"} ;
if(isNaN(t)) throw {'name':'Nhập không đúng kiểu','message':"Trời ơi! Tuổi mà sao nhập chữ?"};
if(Number(t) < 6) throw {'name':'Giá trị quá nhỏ', 'message':"Tuổi nhỏ quá, nhập lại đi"};
if(Number(t) > 18) throw {'name':'Giá trị quá lớn','message':"Tuổi lớn vậy! Nhặp lại nhé"};
t=eval("sds") +2;
document.getElementById("msgTuoi").innerHTML = "OK Thanks you";
}
catch(err) {
document.getElementById("msgTuoi").innerHTML =
err.name + '<br>' + err.message;
console.log(err.name);
}
finally {
document.getElementById("tuoi").focus();
}
}
</script>
Cần tham khảo thệm thì xem ở đây: https://www.w3schools.com/js/js_errors.asp