Bài viết code cơ bản trong PHP – phần 1 giải thích những code cơ bản nhất trong PHP như biến, hằng, chuỗi, lệnh if, lệnh lặp for
Biến và hằng trong php
Trong lập trình, biến và hằng dùng để chứa các giá trị trong quá trình tính toán. Biến chứa giá trị mà sau này có thể thay đổi được, hằng cũng dùng để chứa giá* trị nhưng sau này không đổi giá trị được.
Trong PHP, các biến bắt đầu bằng dấu $, còn các hằng thì thường có tên dạng chữ hoa. Ví dụ:
<?php
$diem = 8;
$hoten = "Nguyễn Văn Tèo";
define("TYGIA", 23000);
?>
- Các biến khi khai báo không cần khai báo kiểu dữ liệu, biến luôn bắt đầu là $, sau đó là tên biến, nếu có gán giá trị thì ghi luôn = giá trị. (như gán = 8 ở trên) . Các giá trị chuỗi sẽ đặt trong cặp nháy đơn hoặc cặp nháy kép, còn giá trị số thì không nhé.
- Tên biến (ngay sau $) không được là số, không được là các ký tự đặc biệt như %^*()!@-…
Chuỗi trong PHP
Chuỗi trong php là một nhóm các ký tự được đặt trong các dấu nháy đơn hoặc nháy kép. Ví dụ:
<?php $username= "teo"; $chao= 'Chào bạn'.$username ; ?>
Lệnh if trong php
Lệnh if trong php dùng để giải quyết các vấn đề tùy theo tình trạng đúng sai của điềukiện được chỉ ra. Nếu điiều kiện là đúng thì khối lệnh 1 được php thực thi, ngược lại thì khối lệnh 2 được thực thi.
Cú pháp lệnh if trong php
if (điềukiện) { Khối Lệnh 1; } else { Khối Lệnh 2; }
Khối lệnh có thể là mã lệnh php hoặc mã lệnh html. Có thể dùng elseif khi có nhiều if cần diễn tả
Ví dụ lệnh if trong php
<?php
$diem = 8;
if ($diem>=5) echo "<b>Đậu</b>";
else echo "<i>Rớt</i>";
?>
Ví dụ lệnh if trong php
<?php $diem=6; if ($diem>=8) echo "Gioi"; elseif ($diem>=7) echo "Khá"; elseif ($diem>=5) echo "Trung bình"; else echo "Yếu"; ?>
Kiểm tra sự tồn tại của 1 biến trong php
Trong php, bạn dùng hàm isset($tênbiến) để kiền tra 1 biến nào đó xem nó có tồn tại không. Hàm isset cho kết quả true nếu biến tồn tại, cho kết quả false nếu không tồn tại. Liên quan đến hàm isset là hàm unset. Hàm này dùng để xóa biến. Ví dụ:
<?php
$y=1;
if ( isset($x) ==true) echo "Có biến x"; else echo "Không có biến x ";
if ( isset($y) ==true) echo "Có biến y"; else echo "Không có biến y ";
unset($y);
if ( isset($y) ==true) echo "Có biến y"; else echo "Không có biến y ";
?>
Vòng lặp for trong php
Cú pháp vòng lặp fpr trong php
for (<biến đếm> ; <Điều kiện dừng> ; <Tăng/giảm biến đếm>) { Khối lệnh; }
Ví dụ vòng lặp for trong php
<?php for ($i=1; $i<=100; $i++) { echo "i=$i <br>"; } ?>
Trong vòng lặp for, bạn có thể dùng lệnh break để thoát khỏi vòng lặp khi xảy ra 1 điều kiện nào đó. Ví dụ sau chỉ hiện các giá trị từ 1 đến 10
<?php
for ($i = 1; $i<100; $i++) {
if ($i > 10) break;
echo "$i<br>";
}
?>
Lệnh include và require trong php
Lệnh include và require trong php dùng đề nhúng các file code (php, css, js, htm) vào trang php. Cú pháp như sau:
include "TenFile" ;
require "TenFile" ;
include_once "TenFile" ;
require_once "TenFile" ;
- Với lệnh require: khi file cần nhúng không tồn tại thì trang web sẽ bị thoát ngay, còn include thì không.
- Với lệnh require_once và include_once : việc nhúng chỉ xảy ra 1 lần khi bạn nhúng nhiều lần với cùng 1 file.
Mời xem tiếp bài Code cơ bản trong php – phần 2 và code cơ bản trong php – phần 3